Về ý nghĩa tên gọi Cửu Chân

Theo một số nghiên cứu, tên gọi Cửu Chân ban đầu chỉ là một khái niệm.

Cửu Chân, chữ Hán là 九真. Có thể hiểu Chân là gốc (như qui chân là trở về gốc) và Cửu tượng trưng cho trời. Nghĩa "gốc" phải lấy trong từ "qui chân" nhưng nghĩa "trời" của Cửu hiện diện khá rõ trong sách Thuyết Văn: 九: 陽之變也 (Cửu: Dương chi biến dã/ Là dương (mặt trời) biến hình vậy).

Chiếu theo hàm nghĩa thiên văn, Cửu Chân có thể hiểu là vùng đất hai bên gốc mặt trời. Gốc mặt trời tức là vị trí biểu kiến của mặt trời trên thiên cầu trong ngày xuân phânthu phân. Vùng Cửu Chân tương đương với thuật ngữ hiện đại là vùng Xích Đạo, hoặc cụ thể hơn là vùng đất có khí hậu Xích Đạo và Nhiệt đới.

Thời nhà Chu trở về trước, người Trung Nguyên khái niệm vùng đất tiếp giáp phía nam của mình là Giao Chỉ. Đến Tần Thủy Hoàng đổi thành Tượng quận. Nhà Tây Hán dùng lại từ Giao Chỉ. Ngành thiên văn học phát triển, cùng lúc với việc người Hán đã đi tới Bắc chí tuyến (Ngang Phiên Ngung, quận Nam Hải, nay là thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông), các sử quan của triều đình Hán đã đặt tên vùng tiếp giáp Giao Chỉ là Cửu Chân[11]